Hấp lực an cư và đầu tư bất động sản Tây Hồ Tây

Ngày đăng: 19/03/2024 bởi Ad G.EMPIRE

Hạ tầng giao thông tỷ đôla, các đại dự án thương mại dịch vụ cùng quy hoạch trụ sở các cơ quan bộ ngành giúp bất động sản quận Tây Hồ luôn có sức hút.

5 năm trở lại đây, quận Tây Hồ là một trong những khu vực được đầu tư hạ tầng đồng bộ với hàng loạt dự án lớn, thu hút vốn đầu tư hàng tỷ USD. Đến nay, với hạ tầng cảnh quan, tiện ích, hạ tầng giao thông hiện đại, kết nối thuận tiện tới các quận trung tâm, Tây Hồ được đánh giá mang vóc dáng của một “đô thị hạt nhân”- trung tâm hành chính mới của Thủ đô Hà Nội.

Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng khu vực Tây Hồ Tây. Nguồn: Pinterest

Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng khu vực Tây Hồ Tây. Nguồn: Pinterest

Hiện các tuyến giao thông huyết mạch như đường Nguyễn Hoàng Tôn tiếp tục được mở rộng cùng với tuyến đường 60m nối hai con đường huyết mạch Võ Chí Công và Phạm Văn Đồng. Tuyến đường sắt đô thị số 2 dài 11,5 km từ Nam Thăng Long đến Trần Hưng Đạo tương lai sẽ giúp dân cư khu vực này đi lại thuận tiện hơn.

Song song đó, hạ tầng phục vụ kế hoạch di dời loạt trụ sở bộ ban ngành gồm 13 đại sứ quán, 6 bộ ngành chính phủ: Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng…cũng đang được gấp rút hoàn thiện.

Bên cạnh đó, Tây Hồ cũng tập trung nhiều đại dự án quốc tế, như Trung tâm R&D của Tập đoàn Samsung đi vào hoạt động từ 23/12/2022 và tổ hợp thương mại Lotte Mall West Lake Hanoi khai trương từ 22/9/2023. Với sự hiện diện của cứ điểm logistics lớn nhất Đông Nam Á của Samsung và trung tâm mua sắm hiện đại, gia tăng hấp lực cho bất động sản quận Tây Hồ. Sau sự xuất hiện của những đại dự án này, hàng loạt con phố thương mại dịch vụ khu vực Tây Hồ Tây và lân cận đồng loạt sáng đèn, hình thành các tuyến phố mua sắm, ẩm thực sôi động.

Phối cảnh một dự án tại Tây Hồ Tây. Ảnh: Kita Group

Phối cảnh một dự án tại Tây Hồ Tây. Ảnh: Kita Group

Không chỉ hưởng lợi từ hạ tầng đồng bộ, khu vực quận Tây Hồ còn là nơi được người nước ngoài sống tại Hà Nội yêu thích. Địa bàn này có kết nối thuận tiện đến các khu vực tập trung đông người nước ngoài tại Thủ đô, bao gồm: cộng đồng Âu Mỹ (quanh Quảng Bá, Tây Hồ), Nhật Bản (quanh Linh Lang, Kim Mã) và Hàn Quốc (quanh Trung Hòa, Nhân Chính, Mỹ Đình).

Thực tế cho thấy, cư dân đang sinh sống tại Tây Hồ là tập khách hàng tiềm năng cho những mô hình kinh doanh, dịch vụ phát triển, kéo theo sự xuất hiện của hàng loạt trung tâm thương mại và khách sạn lớn: Lotte Mall West Lake, Takashimaya, Emart Thaco, The Shilla Seoul Hotel, khách sạn Sun Citadines. Nhiều chuyên gia dự báo, số lượng doanh nghiệp lớn và dân cư đổ về khu vực này sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai gần.

Bên cạnh đó, đây cũng là quận duy nhất của Hà Nội có diện tích mặt nước lớn từ sông Hồng, hồ Tây; cũng như hệ thống hồ nhỏ dày đặc cùng công viên cây xanh. Nằm giữa quận Tây Hồ, các khu đô thị hiện hữu như Ciputra, khu biệt thự Hồ Tây…được báo chí quốc tế đánh giá là khu nhà giàu đáng sống tại Việt Nam.

Khu đô thị phức hợp với nhiều tiện ích hứa hẹn thu hút cư dân đến sống và làm việc. Ảnh: KITA Group

Khu đô thị phức hợp với nhiều tiện ích hứa hẹn thu hút cư dân đến sống và làm việc. Ảnh: Kita Group

Theo ghi nhận của các đơn vị môi giới bất động sản trong khu vực, lượng hấp thu của thị trường ở các dự án bất động sản và tỷ suất lợi nhuận cho thuê căn hộ tại quận Tây Hồ ở mức cao tại Hà Nội. Báo cáo của Bộ Xây dựng cũng cho thấy giá căn hộ chung cư tại Hà Nội quý II năm 2023 tăng cao nhất ở các dự án thuộc quận Tây Hồ và khu vực xung quanh, số lượng dự án chung cư mới mở bán ở khu vực này rất hiếm và đều có mức giá khoảng 80 triệu đến 100 triệu đồng mỗi m2. Dữ liệu của Savills cũng cho thấy từ năm 2021 đến nay, giá bất động sản quận Tây Hồ tăng mạnh hơn so với mặt bằng chung trên toàn thị trường Hà Nội (khoảng 21-27%, trong khi mức tăng trung bình toàn thành phố là 17%).

Đặc biệt, từ khi Lotte Mall Tây Hồ và Trung tâm R&D của Samsung đi vào hoạt động giá bất động sản quận Tây Hồ nhất là khu vực Tây Hồ Tây tiếp tục đà tăng. Thị trường ghi nhận mức tăng giá đáng kể và xu hướng đầu cơ cao, đón đầu xu hướng bùng nổ khi trụ sở các ban ngành được xây dựng, kéo theo lực cầu lớn về nhà ở, văn phòng cho thuê, khách sạn và các trung tâm thương mại, dịch vụ.

Bên cạnh đó, thị trường ghi nhận làn sóng dịch chuyển về Tây Hồ Tây sinh sống của người giàu Hà Nội, cũng như “đại gia” các tỉnh mua nhà cho con cái – những cư dân thế hệ Millennials-Z. Theo các chuyên gia, lợi thế bất động sản Tây Hồ Tây đến từ giá trị thương mại, sinh thái, hạ tầng đồng bộ… Các dự án tại khu vực này cũng thường được phát triển bởi các chủ đầu tư lớn, có kinh nghiệm phát triển các dòng bất động sản cao cấp nên định vị được “thương hiệu riêng”.