Làn sóng văn hóa Hàn Quốc bùng nổ trên toàn cầu đã mang lại doanh thu hàng tỷ USD cho các công ty kinh doanh các mặt hàng liên quan.
Tại Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn, dân số trẻ ngày càng ưa chuộng phim ảnh, âm nhạc của các idol xứ sở kim chi cũng kích hoạt tiềm năng kinh doanh bất tận cho các nhà đầu tư biết nắm bắt thị trường.
Văn hóa Hàn nở rộ ở Việt Nam
Theo Viện nghiên cứu kinh tế Hàn Quốc, trong vòng 5 năm kể từ năm 2017, làn sóng văn hóa Hàn Lưu (Hallyu) lan rộng trên toàn cầu đã góp phần tạo ra hiệu quả kinh tế lên tới 28,4 tỷ USD, trong đó có 23,4 tỷ USD ở lĩnh vực hàng tiêu dùng, gần 5 tỷ USD đến từ lĩnh vực nội dung văn hóa.
Theo nghiên cứu của quỹ giao lưu công nghiệp văn hóa Hàn Quốc vừa công bố, Việt Nam xếp thứ 4 về mức độ yêu thích làn sóng này. Sức ảnh hưởng của Hàn Lưu với giới trẻ Việt thể hiện rõ ở việc, họ thuộc lực lượng đông đảo góp sức giúp các bộ bộ phim Hàn lọt top hot hit trên Netflix; K-Pop “làm mưa làm gió” trên các bảng xếp hạng âm nhạc trên thế giới và phong cách trang điểm, thời trang Hàn Quốc cũng trở thành xu hướng. Ví dụ điển hình nhất cho sức tiêu dùng này là khả năng “chịu chi” của khán giả Việt Nam cho hai đêm diễn của ban nhạc nữ BlackPink tại Hà Nội trong tháng 8/2023 vừa qua.
Với xu hướng yêu thích văn hóa Hàn Lưu của tầng lớp người tiêu dùng mới tại Việt Nam, các nhà bán lẻ, kinh doanh dịch vụ đã nhanh chóng “bắt sóng” thị hiếu để mang tới các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc biệt là khi lớp khách hàng này luôn mong muốn có trải nghiệm mua sắm hấp dẫn hơn tại các TTTM, tổ hợp mua sắm hiện đại, quy mô lớn và có quy hoạch bài bản.
Cơ hội vàng từ dòng khách yêu thích trải nghiệm văn hóa Hàn
Thực tế, tại Hà Nội, một số khu phố đậm chất Hàn đã xuất hiện và hấp dẫn đông đảo du khách, tuy nhiên các mô hình này chỉ dừng lại ở ngành hàng ăn uống, ẩm thực. Dù các thương hiệu Hàn đang bùng nổ tại thị trường bán lẻ, từ mỹ phẩm, thực phẩm, đồ uống, quán bar, pub, siêu thị, rạp chiếu phim, chuỗi cửa hàng ăn nhanh,… song hầu hết mặt bằng kinh doanh đều đi theo tổ hợp tự phát tại các khu vực có chuyên gia, doanh nghiệp Hàn Quốc, chưa có nhiều mô hình được quy hoạch bài bản, chuyên nghiệp với quy mô lớn, tạo thành chuỗi trải nghiệm đáp ứng mọi nhu cầu, mọi đối tượng khách hàng.
Để lấp khoảng trống này, trong năm 2024, người dân Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc sẽ được trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc ở phân khu K-Town tại Mega Grand World phía Đông Hà Nội – tổ hợp mua sắm, giải trí, vui chơi – độc đáo và quy mô nhất thuộc Thành phố điểm đến Ocean City.
Tổ hợp Mega Grand World được kiến tạo theo xu hướng shoppertainment đang dẫn dắt ngành bán lẻ thế giới. Tại các tổ hợp mua sắm mang phong cách shoppertainment, các nhãn hàng có lợi thế về không gian, mặt bằng, quy hoạch để thỏa thích bày biện, sáng tạo, triển khai những dịch vụ độc đáo, mới lạ, thời thượng để thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng, điều mà các khu mua sắm nhỏ lẻ không thể đáp ứng.
K-Town sẽ được quy hoạch ngành hàng theo công thức “trải nghiệm dẫn dắt trải nghiệm”, gồm các nhóm ngành dịch vụ, ẩm thực, mua sắm phân bổ theo tỷ lệ “vàng”, ưu tiên đặt các thương hiệu Hàn Lưu thời thượng, được ưa chuộng, tạo nên chuỗi trải nghiệm vui chơi, mua sắm, ẩm thực mang tinh thần Á Đông năng động, đáp ứng nhu cầu cho mọi thành viên trong gia đình ở mọi lứa tuổi. Mô hình này cũng đặc biệt thu hút giới trẻ, đặc biệt thế hệ Gen Z, những người luôn đề cao các dịch vụ mới lạ, độc đáo, thời thượng.
Cùng với đó, sự đầu tư mạnh tay của Vingroup cho Mega Grand World phía Đông Hà Nội nói riêng và Ocean City, cùng khả năng kết nối dễ dàng từ đây tới các khu vực trung tâm thành phố, sân bay Nội Bài và các tỉnh thành lân cận,… đã và đang mang lại cơ hội vàng cho các nhãn hàng, các nhà đầu tư muốn đón đầu dòng khách khổng lồ thường xuyên và liên tục đến tổ hợp vui chơi, mua sắm, giải trí quy mô và đẳng cấp bậc nhất miền Bắc này.
Theo: nhipsongkinhte.toquoc.vn